Các phiên bản Seacat (tên lửa)

Ban đầu tất cả các tên lửa Seacat đều sử dụng bệ phóng kiêm huấn luyện gồm 4 quả đạn, nặng 6.600 lb (3.000 kg), nhưng cũng có bệ phóng 3 đạn được phát triển với khối lượng nặng 2.800 lb (1.300 kg). Cả hai loại đều được nạp đạn thủ công và có ăng ten để điều khiển tên lửa bằng vô tuyến. Tất cả những gì cần thiết để trang bị tên lửa trên tàu chiến là lắp đặt bệ phóng, trang bị dẫn đường và các hệ thống xử lý. Seacat được Hải quân NATO và khối Thịnh vượng chung sử dụng và được xuất khẩu ra các nước khác. Nó cũng được tích hợp với nhiều hệ thống dẫn đường khác như hệ thống HSA của Hà Lan.

GWS-20

GWS-20 Seacat trên tàu chiến HMS CavalierBệ phóng Seacat và GWS-22 trên tàu frigate lớp Leander.Bệ phóng gồm ba tên lửa TigercatHilda (Tigercat) trong trang bị của Nam Phi

Viết tắt của - "Guided Weapon System 20" - là nguyên mẫu của tên lửa Seacat. Mục tiêu được tìm kiếm bằng mắt thường với tên lửa được điều khiển thông qua đường truyền vô tuyến, sĩ quan điều khiển điều khiển tên lửa bằng lệnh thông qua cần gạt joystick. Người điều khiển quan sát tên lửa thông qua pháo sáng ở đuôi tên lửa..

GWS-21

GWS-21 là phiên bản Seacat trang bị thêm hệ thống điều khiển hỏa lực tầm gần Close Range Blind Fire (CRBFD) với radar Type 262. Hệ thống này được trang bị trên tàu frigate Type 81, bốn tàu lớp Battle, loạt bốn tàu đầu tiên của lớp County, tàuHMNZS OtagoHMNZS Taranaki, và tàu sân bay HMS Eagle.

GWS-22

GWS-22 là hệ thống Seacat được hỗ trợ bằng hệ thống điều khiển hỏa lực MRS-3 với radar Type 904 và có khả năng ACLOS (Automatic, Command Line-Of-Sight) Seacat.

GWS-24

Phiên bản cuối cùng của tên lửa Seacat dành cho Hải quân, phiên bản này sử dụng hệ thống điều khiển Alenia Orion RTN-10X của Ý, với radar Type 912 và được triển khai trên tàu Frigate Type 21.

Tigercat

Là phiên bản trên đất liền của tên lửa Seacat.

Hellcat

"Hellcat", là phiển bản không đối đất trang bị trên trực thăng Westland Wasp hay Westland Wessex HU.5 giúp chúng đối phó lại với các cuộc tấn công nhanh hoặc mục tiêu mặt nước tốc độ cao, được đưa ra vào cuối những năm 1960.[5] Hai tên lửa được treo trên giá phóng trên trực thăng, với kính ngắm quang học được gắn trên trần cabin.[6] Tên lửa không được bán cho nước ngoài.

Tên lửa mục tiêu

"Seacat Target"" là mục tiêu bay sử dụng Seacat, sử dụng để luyện tập các tình huống tấn công bằng tên lửa. Được giới thiệu vào năm 1986, thay cho đầu nổ, nó được trang bị đầu mục tiêu đặc biệt. Tên lửa có khả năng phóng từ bệ phóng tên lửa Seacat.[7]

Seacat (bên trên) và tên lửa Seawolf được trưng bày tại IWM DuxfordBệ phóng tên lửa Seacat và chỉ thị mục tiêu M44 trưng bày tại Bảo tàng di sản Hải quân Úc, Sydney

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Seacat (tên lửa) http://www.saairforce.co.za/the-airforce/weapons/8... https://web.archive.org/web/20120501125623/http://... https://web.archive.org/web/20170903162912/https:/... https://www.flightglobal.com/pdfarchive/view/1968/... https://web.archive.org/web/20170903163651/https:/... https://www.flightglobal.com/pdfarchive/view/1973/... https://www.flightglobal.com/pdfarchive/view/1985/... https://web.archive.org/web/20100126092221/http://... http://www.histarmar.com.ar/InfHistorica/AntiguaFl... https://web.archive.org/web/20170805101248/https:/...